Các bậc phụ huynh nên cất thiết để ý đến vấn đề này – Bộ Y tế cảnh báo về 14 sản phẩm siro ho bị nghiêm cấm sử dụng – khaosatdtc

Bộ Y tế cảnh báo về 14 sản phẩm siro ho bị nghiêm cấm sử dụng 

Bộ Y tế vừa có văn bản số 2349 BYT-QLD về việc cảnh báo đối với một số sản phẩm siro ho bị cấm sử dụng gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế.

Hàng trăm trẻ tử vong vì trong siro có chất cấm

Siro trong đời sống hiện nay

Siro có tác dụng giải khát và là một vị thuốc (Siro bổ phế) là loại tá dược lỏng chống ho và viêm họng cho trẻ em và người lớn. Siro đa số đều có vị ngọt dễ dùng trẻ con đều yêu thích, nhưng các bậc phụ huynh phải để ý và sát sao các loại thuốc cho con em mình sử dụng, trách gây nguy hiểm cho các bé. 

Siro có thể được pha bằng nhiều hợp chất vào nước và tùy các hợp chất đó mà có thể có kết cấu và công dụng khác nhau.

  • Hợp chất trong siro từ cây phong có thể chống ung thư, có tác dụng kháng viêm và chống oxy hóa có khả năng chống lại ung thư, bệnh tiểu đường và các bệnh do vi khuẩn, ngoài ra chất polyphenol có trong siro này có thể giúp khống chế lượng đường trong máu đối với bệnh nhân tiểu đường bằng cách ức chế các enzym có liên quan đến việc chuyển đổi hydrat-cacbon thành đường.
  • Thuốc siro ho ngoài việc điều trị ho và viêm họng cho trẻ em và người lớn, nó còn góp phần cải thiện tỉ lệ người bị ung thư vú, thuốc này ngăn chặn hiệu ứng của hormone nữ estrogen vốn có thể kích thích một số khối u tăng trưởng.

Tuy nhiên cũng có báo động về siro giải khát nhiễm DEHP  và siro có độc tính. Cũng có lời khuyên là không nên cho trẻ em uống siro trước bữa ăn vì có thể gây cảm giác no.

siro với trẻ em
siro với trẻ em

Bộ Y tế cho biết đã nhận được Công điện của Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) cảnh báo các cơ quan chức năng thành viên của Interpol về việc hàng trăm trẻ em đã tử vong hoặc bị tổn thương thận cấp tính sau khi sử dụng 14 sản phẩm siro bị cấm ở một số quốc gia.

Theo thông tin từ Interpol, các sản phẩm này được sản xuất tại Ấn Độ và Indonesia có chứa Diethylene có thể dẫn đến tổn thương sức khỏe nghiêm trọng hoặc tử vong cho người sử dụng. 

14 loại sản phẩm bị cấm

Tên 14 loại sản phẩm như sau: Promethazine Oral Solutinon, Kofexmalin Baby Cough Syrup, Makoff Baby Cough Syrup, Magrip N Cold Syrup, Termorex Syrup, Flurin DMP Syrup, Unibebi Cough Syrup, Unibebi Demam Paracetamol Drops, Unibebi Demam Paracetamol Syrup, Paracetamol Drops, Paracetamol Syrup (mint), Vipcol Syrup, Ambronol Syrup, DOK-1 MAX Syrup. 

Theo rà soát của Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược), 14 sản phẩm này chưa được cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam và cũng chưa được cấp giấy phép nhập khẩu vào Việt Nam. 

STT Tên sản phẩm Nhà chế tạo Quốc gia bị ảnh hưởng Khu vực
1 Promethazine Oral Solutinon MAIDEN PHARMACEUTICALS LIMITED Gambia Châu Phi
2 Kofexmalin Baby Cough Syrup MAIDEN PHARMACEUTICALS LIMITED Gambia Châu Phi
3 Makoff Baby Cough Syrup MAIDEN PHARMACEUTICALS LIMITED Gambia Châu Phi
4 Magrip N Cold Syrup MAIDEN PHARMACEUTICALS LIMITED Gambia Châu Phi
5 Termorex Syrup PT KONIMEX Indonesia Đông Nam Á
6 Flurin DMP Syrup PT YARINDO Indonesia Đông Nam Á
7 Unibebi Cough Syrup PT UNIVERSAL PHARMACEUTICAL INDUSTRIES Indonesia Đông Nam Á
8 Unibebi Demam Paracetamol Drops PT UNIVERSAL PHARMACEUTICAL INDUSTRIES Indonesia Đông Nam Á
9 Unibebi Demam Paracetamol Syrup PT UNIVERSAL PHARMACEUTICAL INDUSTRIES Indonesia Đông Nam Á
10 Paracetamol Drops PT AFI FARMA Indonesia Đông Nam Á
11 Paracetamol Syrup (mint) PT AFI FARMA Indonesia Đông Nam Á
12 Vipcol Syrup PT AFI FARMA Indonesia Đông Nam Á
13 Ambronol Syrup MARION BIOTECH PVT.LTD Uzbekistan Trung Á
14 DOK-1 MAX Syrup MARION BIOTECH PVT.LTD Uzbekistan Trung Á

Trước đó, ngay từ tháng 10.2022, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thông báo hàng chục trẻ nhỏ ở Gambia, một quốc gia ở Tây Phi tử vong do tổn thương thận cấp tính có thể liên quan đến siro trị ho, cảm bị nhiễm độc do một nhà sản xuất thuốc của Ấn Độ sản xuất. 

Kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm phát hiện lượng diethylene glycol và ethylene glycol ở mức “không thể chấp nhận được”. Những chất này rất độc hại và có thể gây tử vong hoặc khiến người dùng gặp phải các tác dụng phụ như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, đau đầu… có thể gây độc và dẫn đến tổn thương thận cấp tính. 

WHO dẫn thông tin của Cơ quan Kiểm soát chất lượng dược phẩm Ấn Độ cho biết, Công ty Maiden Pharmaceuticals Ltd chỉ mới cung cấp những thuốc trên đến Gambia. Tuy nhiên, WHO không loại trừ khả năng những siro trên được cung cấp đến các nước khác theo đường không chính thức. 

WHO kêu gọi các nước rà soát và cấm lưu hành những sản phẩm này để không gây tổn hại thêm cho các bệnh nhân. 

Kết quả rà soát cho thấy Việt Nam chưa cấp số đăng ký nào cho Công ty Maiden Pharmaceuticals Ltd; chưa cấp số đăng ký cho 4 sản phẩm thuốc ho Promethazine Oral Solution, Kofexmalin Baby Cough Syrup, Makoff Baby Cough Syrup và Magrip N Cold Syrup. Đồng thời Công ty Maiden Pharmaceuticals Ltd cũng không có hồ sơ nào đang nộp tại Cục.
Cục Quản lý Dược cũng khuyến cáo người dân chỉ nên mua các sản phẩm thuốc có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã được cấp số đăng ký lưu hành, tránh mua, sử dụng các sản phẩm trôi nổi, các sản phẩm rao bán trên các trang mạng.

Bấm để đánh giá bài viết này!
[Tổng: 0 Trung bình: 0]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0902 312 803
icons8-exercise-96 chat-active-icon